
Hôm bữa bạn hỏi nếu chỉ có vài tiếng đồng hồ để khám phá một miền đất mới, ví dụ như là một phố huyện miền Trung xa xôi nắng chang chang nào đó đi nha, mình sẽ thích làm gì? Chà... khó ghê, chỉ có vài tiếng thôi ư, ít quá, làm sao mà tìm hiểu cái gì được?!
"Cưỡi ngựa xem hoa" hết một vòng ư, để "cảm" cái nhịp sống thường nhật của người dân bản địa? Hay là tìm đến một địa danh thật đặc biệt của địa phương, một danh lam thắng cảnh làm nên hồn vía của vùng đất này chẳng hạn? Uhm, nghe cũng hấp dẫn ghê, nhưng mà, nếu thật sự mình chỉ có rất ít thời gian để "làm quen" với một vùng đất mới, nhiều khả năng mình sẽ... đi ăn!!!
Đúng rồi, đi ăn đó, sao lại không chứ!
Ẩm thực vốn luôn là một phần không thể tách rời của văn hóa, nó phản ánh cá tính, tập quán và đôi khi là cả lịch sử của một vùng đất, một cộng đồng người. Làm sao Sài Gòn có thể có những tiệm chè hạnh nhân, chè hột gà trà lâu đời của người Hoa, lại cũng có những tiệm bánh tây nổi tiếng gần cả trăm năm tuổi, nếu như lịch sử thành phố này không có những trang dành riêng để nói về cuộc di cư lớn của người Minh Hương khoảng hơn 300 năm trước, và những trang nói về "công cuộc khai phá thuộc địa" của người Pháp hồi đầu thế kỷ 20. Rồi món phở quốc hồn quốc túy của Việt Nam ta, không biết có phải là ra đời nhờ sự sáng tạo của các đầu bếp Nam Định khi "tác hợp " cho món bún cổ truyền "nên duyên" với thịt bò theo cách ăn của người Pháp? Vì trước khi Pháp sang, dân Nam ta không hề ăn thịt bò, cũng chả có món bò lá lốt, bò nhúng dấm nào hết! À cũng nói thêm, chính Nam Định mới là quê hương của phở đó nha, mặc dù ai cũng biết là phở nổi tiếng ở Hà Nội (kể cũng ngộ quá ha!) nên chừng nào đi đến hai vùng đất này, chúng ta nhất định phải kiểm nghiệm coi phở ở đâu đặc sắc hơn cả. (Hi hi... cá nhân mình đoán chắc đặc sắc nhất là phở... Sài Gòn!!!)
Nói tới ăn, mình có thể kể cả ngày cũng không hết, một trong những kỳ vọng lớn lao của mình với chuyến đi này chính là được ĂN đó! Mình muốn biết, vùng đất Quảng X nào (Quảng Ngãi, Quảng Nam và cả Đà Nẵng nữa...) cũng giành phần mì Quảng là món ngon của quê mình, nhưng thật sự, mì Quảng ở đâu là tuyệt nhất, hay là mỗi địa phương, thậm chí là mỗi nóc nhà, các đầu bếp, các bà nội trợ lại có một công thức riêng cho món mì nổi tiếng ấy, và mỗi tô mì lại ngon một kiểu khác nhau. Viết tới đây tự dưng nhớ, có lần giữa lòng Sài Gòn, được ăn món bún chả Hà Nội do một người Sài Gòn chính gốc đứng bán, các phục vụ bàn trong quán kẻ giọng Nam người giọng Trung nhưng tuyệt nhiên không hề có một giọng Hà Nội nào, lúc đó ngạc nhiên quá trời, hỏi thăm mới biết, cô chủ quán người Sài Gòn đó, thậm chí chưa hề ra Hà Nội một ngày! Thật là một cuộc lãng du ẩm thực kỳ lạ!
Mình ước ao sẽ được đến Hội An ăn cao lâu, ăn chè mè đen (chí mà phù), mà phải bán ở một gánh hàng rong mới đúng điệu nha; rồi đến Huế ăn bún bò, ăn cơm hến nổi tiếng "ngon nhức răng", ăn bánh bèo, ăn chè Huế nữa chứ. Ra tới những vùng biển xanh cát trắng như Quảng Bình thì có đặc sản sông nước, những món hàu, món cá, món mắm gì đó mà mình thậm chí không nhớ nổi tên. Thăm quê Bác thì có tương Nam Đàn nổi tiếng. Còn đến Hà Nội thì nhất định phải tìm một ngõ lạnh heo hút ngồi xì xụp húp tô bún ốc đất Tràng An.
Mỗi vùng miền trên khắp tổ quốc, đâu đâu cũng có những món ngon, chắc chẳng phải ngẫu nhiên mà bữa cơm gia đình, ngọn khói lam chiều, và những "canh rau muống, cà dầm tương" đi vào tâm thức người Việt, khiến người ta đi đâu cũng phải nhớ về! Hình như với mỗi người Việt, đặc sản quê hương đâu phải nem công, chả phượng hay bào ngư vi cá chi chi... đặc sản là tô bún chợ quê, là bát chè má nấu, là gánh ốc vỉa hè hay hũ mắm nhà tự ủ. Dịp đi lần này, chúng ta hãy cùng trải nghiệm hết đặc sản đậm đà đó của quê hương nha!
"Cưỡi ngựa xem hoa" hết một vòng ư, để "cảm" cái nhịp sống thường nhật của người dân bản địa? Hay là tìm đến một địa danh thật đặc biệt của địa phương, một danh lam thắng cảnh làm nên hồn vía của vùng đất này chẳng hạn? Uhm, nghe cũng hấp dẫn ghê, nhưng mà, nếu thật sự mình chỉ có rất ít thời gian để "làm quen" với một vùng đất mới, nhiều khả năng mình sẽ... đi ăn!!!
Đúng rồi, đi ăn đó, sao lại không chứ!
Ẩm thực vốn luôn là một phần không thể tách rời của văn hóa, nó phản ánh cá tính, tập quán và đôi khi là cả lịch sử của một vùng đất, một cộng đồng người. Làm sao Sài Gòn có thể có những tiệm chè hạnh nhân, chè hột gà trà lâu đời của người Hoa, lại cũng có những tiệm bánh tây nổi tiếng gần cả trăm năm tuổi, nếu như lịch sử thành phố này không có những trang dành riêng để nói về cuộc di cư lớn của người Minh Hương khoảng hơn 300 năm trước, và những trang nói về "công cuộc khai phá thuộc địa" của người Pháp hồi đầu thế kỷ 20. Rồi món phở quốc hồn quốc túy của Việt Nam ta, không biết có phải là ra đời nhờ sự sáng tạo của các đầu bếp Nam Định khi "tác hợp " cho món bún cổ truyền "nên duyên" với thịt bò theo cách ăn của người Pháp? Vì trước khi Pháp sang, dân Nam ta không hề ăn thịt bò, cũng chả có món bò lá lốt, bò nhúng dấm nào hết! À cũng nói thêm, chính Nam Định mới là quê hương của phở đó nha, mặc dù ai cũng biết là phở nổi tiếng ở Hà Nội (kể cũng ngộ quá ha!) nên chừng nào đi đến hai vùng đất này, chúng ta nhất định phải kiểm nghiệm coi phở ở đâu đặc sắc hơn cả. (Hi hi... cá nhân mình đoán chắc đặc sắc nhất là phở... Sài Gòn!!!)
Nói tới ăn, mình có thể kể cả ngày cũng không hết, một trong những kỳ vọng lớn lao của mình với chuyến đi này chính là được ĂN đó! Mình muốn biết, vùng đất Quảng X nào (Quảng Ngãi, Quảng Nam và cả Đà Nẵng nữa...) cũng giành phần mì Quảng là món ngon của quê mình, nhưng thật sự, mì Quảng ở đâu là tuyệt nhất, hay là mỗi địa phương, thậm chí là mỗi nóc nhà, các đầu bếp, các bà nội trợ lại có một công thức riêng cho món mì nổi tiếng ấy, và mỗi tô mì lại ngon một kiểu khác nhau. Viết tới đây tự dưng nhớ, có lần giữa lòng Sài Gòn, được ăn món bún chả Hà Nội do một người Sài Gòn chính gốc đứng bán, các phục vụ bàn trong quán kẻ giọng Nam người giọng Trung nhưng tuyệt nhiên không hề có một giọng Hà Nội nào, lúc đó ngạc nhiên quá trời, hỏi thăm mới biết, cô chủ quán người Sài Gòn đó, thậm chí chưa hề ra Hà Nội một ngày! Thật là một cuộc lãng du ẩm thực kỳ lạ!
Mình ước ao sẽ được đến Hội An ăn cao lâu, ăn chè mè đen (chí mà phù), mà phải bán ở một gánh hàng rong mới đúng điệu nha; rồi đến Huế ăn bún bò, ăn cơm hến nổi tiếng "ngon nhức răng", ăn bánh bèo, ăn chè Huế nữa chứ. Ra tới những vùng biển xanh cát trắng như Quảng Bình thì có đặc sản sông nước, những món hàu, món cá, món mắm gì đó mà mình thậm chí không nhớ nổi tên. Thăm quê Bác thì có tương Nam Đàn nổi tiếng. Còn đến Hà Nội thì nhất định phải tìm một ngõ lạnh heo hút ngồi xì xụp húp tô bún ốc đất Tràng An.
Mỗi vùng miền trên khắp tổ quốc, đâu đâu cũng có những món ngon, chắc chẳng phải ngẫu nhiên mà bữa cơm gia đình, ngọn khói lam chiều, và những "canh rau muống, cà dầm tương" đi vào tâm thức người Việt, khiến người ta đi đâu cũng phải nhớ về! Hình như với mỗi người Việt, đặc sản quê hương đâu phải nem công, chả phượng hay bào ngư vi cá chi chi... đặc sản là tô bún chợ quê, là bát chè má nấu, là gánh ốc vỉa hè hay hũ mắm nhà tự ủ. Dịp đi lần này, chúng ta hãy cùng trải nghiệm hết đặc sản đậm đà đó của quê hương nha!
Bầu chọn một phiếu thưởng thức ẩm thực.
Trả lờiXóa