Trên hành trình ra Bắc, chúng ta sẽ có vài dịp được ngủ đêm ở trên đèo hoặc núi. Vậy tại sao không tìm hiểu qua vài chòm sao để có thể ngắm trong đêm nhở.
Một ý kiến nữa là không biết có hứng thú hành quân đêm không, hành quân giữa trời đầy sao. Thử cảm giác đi giữa trời sao, đêm nào có trăng càng thú.
Chòm sao xin mạn phép giới thiệu là chòm sao Bắc Đẩu ( chòm sao này được ba GoL chỉ lúc nhỏ).
Tên của chòm sao này gợi chúng ta biết đôi chút về nó. Hình dạng nó giống như cái đấu hay cái gàu múc nước. ( GoL thấy nó giống cái ghế hơn, ghế dựa ) Nó toạ lạc ở phương Bắc, do vậy mà người xưa dựa vào nó để định phương hướng.
Về mặt tên gọi, mỗi nước gọi chòm sao Bắc Đẩu theo tên khác nhau. Người Mỹ gọi là Cái Muỗng Lớn ( Big dipper). Người Ireland ví nó như “cỗ xe chiến mã của vua David” (King David's Chariot), một trong những vị vua đầu tiên của hòn đảo này. Ở Pháp, nó là “Great Chariot”. Một cái tên phổ biến khác là Charles’s Wain (Cỗ xe kéo của Charles). Ở nước Anh, 7 ngôi sao này được gọi là “cái cày” (The Plough). [1]
Chòm sao Bắc Đẩu bao gồm 7 ngôi sao sáng nhất của chòm sao Đại Hùng ( Ursa Major ) của thiên văn học Phương Tây ( trong chòm sao Đại Hùng còn nhiều ngôi sao khác nữa). Tên của 7 ngôi sao này như sau:
Tên Trung Quốc - tên Phương Tây ( tên thiên văn )
Thiên Xu - Dudhe ( α - Ursa Major )
Thiên Toàn - Merak ( β - Ursa Major )
Thiên Cơ - Phecda ( γ - Ursa Major )
Thiên Quyền - Megrez ( δ - Ursa Major )
Ngọc Hoành - Alioth ( ε - Ursa Major )
Khai Dương -Mizar ( ζ - Ursa Major )
Dao Quang - Alkaid ( η - Ursa Major )
[3]
Chòm sao Bắc Đẩu được dùng để xác định sao Bắc Cực. Điều này được thực hiện dựa vào 2 ngôi sao sáng nằm ở cạnh ngoài của chiếc gàu. Hai ngôi sao sáng này là Dubhe ( alpha ) và Merak (beta ) - được xem là kim chỉ bắc, bởi vì nó luôn chỉ về sao Bắc Cực (Polaris). Hãy tưởng tượng trong đầu, bạn kéo dài đường thẳng giữa hai ngôi sao Dubhe và Merak khoảng 5 lần khoảng cách 2 sao này, đường thẳng này cuối cùng sẽ hướng bạn tới một ngôi sao có độ sáng trung bình. Đó chính là Polaris- sao Bắc Cực. [1]
Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Phương Bắc của Mặt Đất mới chính là Trung Tâm của bầu trời. Chính vì thế vị trí của chòm sao Bắc Đẩu được coi là trung tâm của Bầu Trời, gọi là Trung Thiên Bắc Cực. Có thể thấy rõ điều này, ngày xưa các Vua khi tể trời, quay Mặt về hướng Bắc mà quỳ lạy, chính là hướng về Cha Trời vậy. Nam Thiên Môn chính là cửa quan trọng nhất, vì cửa này nhìn xuống thế giới, do vậy Vua luôn quay mặt về hướng Nam là thế. Quan niệm này của họ không có gì là phi lý. Chúng ta đứng ở những nơi khác nhau trên Trái Đất, thì cực Bắc chính là phía Bắc của chúng ta. Nhưng khi ta ở cực Bắc rồi thì không còn hướng Bắc nữa mà chỉ toàn hướng Nam. Như vậy ( cũng do địa lý của Trung Quốc ở Bắc bán cầu, những điều này không đúng khi xét ở Nam bán cầu) cực Bắc chính là TRUNG TÂM của thế giới phương vị và được gọi là TRUNG THIÊN.
Xung quanh TRUNG THIÊN có các hướng của nó Đông Tây Nam Bắc được đại diện bởi 4 chòm sao rất lớn là THANH LONG, BẠCH HỔ, CHU TƯỚC, và HUYỀN VŨ.
Phương Đông đại diện bở chòm THANH LONG ( rồng xanh), chính vì thế Phương Đông tượng trưng cho Mộc và có màu xanh. bao gồm:
1.Giác Mộc Giảo( cá sấu)
2.Cang Kim Long(rồng)
3.Đế Thổ Bức(dơi)
4.Phòng Nhật Thố (thỏ)-> đứng chính giữa chòm Thanh Long là MÃO
5.Tâm Nguyệt Hồ (Cáo)
6.Vĩ Hỏa Hổ (Hổ)
7.Cơ Thủy Báo(Báo)
Phương Bắc đại diện bởi chòm HUYỀN VŨ (Rùa Đen), chính vì thế Phương Bắc tượng trưng cho Thủy có màu đen, bao gồm:
1.Đẩu Mộc Giải( con giải)
2.Ngưu Kim Ngưu(trâu)
3.Đề Thổ Lạc(nhím)
4.Hư Nhật Thử(chuột)->đứng chính giữa chòm Huyền Vũ là TÝ
5.Ngụy Nguyệt Yến ( chim yến)
6.Thất Hóa Trư (lợn)
7.Bích Thủy Dư(cừu)
Phương Tây đại diện bởi chòm BẠCH HỔ(Hổ Trắng), do vậy phương Tây tượng trưng cho Kim khí có màu trắng, bao gồm:
1.Khuê Mộc Lang(chó sói)
2.Lâu Kim Cẩu(chó nhà)
3.Vị Thổ Trệ (chim trĩ)
4.Mão Nhật Kê (gà)->đứng giữa chòm Bạch Hổ là DẬU
5.Tất Nguyệt Ô( quạ)
6.Chủy Hỏa Hầu(khỉ)
7.Sâm Thủy Viên(vượn)
Phương Nam đại diện bởi chòm Chu Tước( chim sẻ đỏ), do vậy phương Nam tượng trưng cho Hỏa có màu đỏ, bao gồm:
1.Tỉnh Mộc Hãn(bò)" có sách ghi Tỉnh Mộc Ngạn"
2.Quỷ Kim Dương(dê)
3.Liễu Thổ Chương(cheo)
4.Tinh Nhật Mã(ngựa)->đứng giữa chòm Chu Tước là Mã
5.Trương Nguyệt Lộc(hươu)
6.Dực Hỏa Xà(rắn)
7.Chân Thủy Dẫn( giun)
28 vị sao trên sách xưa gọi là Nhị Thập Bát Tú chia làm 4 khu vực quanh Hoàng Đạo. Người Trung Quốc tin rằng mỗi một vị thần coi giữ 1 sao, quyền năng ảnh hưởng mạnh mẽ lên con người phàm trần. Dựa vào đó họ đã chọn ra 12 con Địa Chi để thể hiện sự ảnh hưởng này. Trong 12 con này, những con tôi gạch chân ở trên, đứng giữa chòm sao tượng cho CHÍNH Đông, Tây, Nam, Bắc. Do vậy mà Tý Ngọ Mão Dậu chính là Tứ Chính vậy. [2]
Những tài liệu tham khảo.
[1] Nam Tào, Bắc Đẩu
[2]BÀI VIẾT CỦA CỐ GS.TS.TRẦN QUANG VŨ ., Những bài viết về Tử Vi.
[3] Bắc Đẩu
Bác phụ trách cái này được đó. Chứ nhìn nguyên một đống mà vẽ ra được cái hình cũng chua. Em qua thời kỳ mông muội (mơ mộng) rồi:))
Trả lờiXóa:D nguyên một đống, em cũng chả nhìn ra được cái đẩu hay cái ghế với cả cái gàu. Mấy cái chuyện xác định phương hướng thì thôi, em nhường cho bác. Banh bay trên đầu em còn chả biết nó rớt hường nào để mà đỡ nữa là.
Trả lờiXóaChuyện hành quân đêm thì ... có chớ :D, chắc chắn là rất thú.
minh rat thich xem cai gi ve thien van hoc ay!! Cai ne rat thich hop
Trả lờiXóaKhả ut công nhận với bạn đó mình cũng vậy 1 đống mà chả thấy giống con gấu 1 chút nào hết.mà ko phải chỉ chòm này mà thôi chứ nhìn lên bầu trời chỉ thấy toàn sao chứ chằng có hình dung nào khác các bác cứ bày vẽ
Trả lờiXóa