Thứ Năm, 12 tháng 2, 2009
Xe đạp: điều chỉnh độ cao của yên
Ngồi lên xe, tay tựa vào tường để giữ thăng bằng, gót chân đặt trên bàn đạp, một bàn đạp ở vị trí cao nhất và một bàn đạp ở vị trí thấp nhất. Sau đó quan sát chân đặt trên bàn đạp ở vị trí thấp nhất:
- Vừa: chân thẳng nhưng gối vẫn ở trạng thái bình thường (không căng).
- Thấp: chân cong. Cần nâng yên.
- Cao: đầu gối bị căng. Yên hơi cao, khi đạp chân bạn hơi với, dẫn tới hông và mông phải lắc qua lắc lại (giống hồi nhỏ chạy xe đạp). Cần hạ yên.
Cách tăng, hạ yên: Xe đời mới (như xe Dung) thì có cần nẩy, dùng rất dễ dàng. Xe đời cũ (như xe em) thì phải mở ốc ra rồi kéo lên thôi.
Bài viết có tham khảo ở đây.
Thứ Tư, 11 tháng 2, 2009
Lịch trình chi tiết
Còn sau đây là lịch trình chi tiết:
Chia làm ba chặng: 1. Từ Trung ra Bắc , 2. Hành trình Tây - Đông Bắc, 3. Về nhà
1. Đi dọc đất nước:
* Đến Phú Yên: muốn chơi ở sông Đà (Rằng) núi Nhạn ít nhất 0.5 ngày, bạn Khả hứa chở tui đi gành đá đĩa rồi không được nuốt lời đó nghen. Chưa kể hổng biết bạn Khả có tính đãi món gì đặc biệt hông ta!
* Quảng Nam: từ Phú Yên đi theo QL1A ta sẽ đến
- Tam Kỳ: vẫn muốn ghé thăm Huynh, ăn món cơm gà Tam Kỳ trứ danh xứ nẫu, nhưng e hai người kia sợ trễ giờ hổng cho đi đâu. Ghé nhà Huynh nghe đâu còn rẽ vô đường núi gì đó đến 30km thì phải?!
- Mỹ Sơn (Duy Xuyên): thánh địa Chăm-pa, hy vọng được hai người kia cho đi. Ngoài ra, Duy Xuyên còn có làng nghề lụa.
- Hội An: miễn bàn, nơi này phải đạp tới chứ. Thật ra thường người ta đi Hội An rồi mới rẽ về Mỹ Sơn (cách khoảng 50km) nhưng mình thấy đi Mỹ Sơn trước cũng được (trên bản đồ ^_^)
* Đà Nẵng: đạp xe tà tà theo QL1A luôn, nhân tiện đánh một chuyến Đà Nẵng city tour. Ngoài ra rất muốn được ghé ăn tô mì Quảng Túy Loan ở làng cổ Túy Loan, cách Đà thành 15km về phía Tây Nam theo quốc lộ 14b
* Đèo Hải Vân (QL1A): có thể bỏ qua "đệ nhất hùng quan" không chứ? Chắc là không rồi. Và qua đèo Hải Vân ta tới:
* Huế: mong được ở lại với sông Hương núi Ngự lâu lâu nhá!
* Quảng Trị: thật may mắn làm sao! Cả thành cổ Quảng Trị lẫn cầu Hiền Lương đều nằm trên QL1A.
* Quảng Bình (tiếp tục 1A nhá):
- Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng: “cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km đường bộ về phía Tây Bắc. Từ Đồng Hới theo đường bộ đến xã Sơn Trạch, sau đó đi thuyền trên sông Son khoảng 30 phút thì đến.” (sách Non nước Việt
- Bãi đá nhảy: theo QL1A, vượt đèo Ngang, sông Gianh ta sẽ đi ngang nơi này đấy, xem hình trên web thấy non xanh nước biếc đẹp lắm!
* Nghệ An (1A): tỉnh này lớn quá trời, chắc đi xe tới Vinh rồi đạp về quê Bác quá, chớ không đi rã cẳng cho coi.
* Thanh Hóa (1A): đây là quê nội mình, cô mình mời các bạn ghé nhà chơi đó. Đây là mảnh đất “sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!” nè. Trừ núi Lam Sơn ra, các điểm đến đẹp đều nằm trên QL1A
- Biển Sầm Sơn.
- Nga Sơn: nhà cô mình, nơi này Mai An Tiêm bị đày và trồng ra dưa hấu đó nghen! Trải qua thăng trầm, biển bồi đắp cho vùng này thành đất liền, không còn là hoang đảo khi xưa. Có bao giờ nghe “chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng” chưa?!
- Bỉm Sơn: nhà bác mình, có nhà máy xi măng Bỉm Sơn, còn thì có gì không mình cũng không biết nữa!!! Chỉ thấy đây là một thị xã bình yên.
* Ninh Bình:
- Tam Cốc – Bích Động: “Từ trung tâm thành phố Ninh Bình du khách đi theo quốc lộ 1A hướng đi Ninh Bình – Thanh Hoá khoảng 4 km tới ngã tư Cầu Vòm, rẽ phải 2 km là tới trung tâm khu du lịch này.” (www.ninhbinhtourism.com.vn)
- Cố đô Hoa Lư – hang động Tràng An: “Từ trung tâm thành phố Ninh Bình du khách đi ngược về phía bắc theo quốc lộ 1A khoảng 7 km tới ngã ba Cầu Huyện, rẽ trái đi thêm 5 km nữa là tới Cố đô Hoa Lư.” (www.ninhbinhtourism.com.vn)
- Phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn: “Khu du lịch phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn cách trung tâm thành phố Ninh Bình 20 km theo hướng đi Ninh Bình – Thanh Hoá.” (www.ninhbinhtourism.com.vn)
- Rừng Cúc Phương: “Cách thành phố Ninh Bình 10 km về phía bắc là ngã ba Gián Khẩu, từ đây du khách rẽ trái đi tiếp 35 km là tới vườn quốc gia Cúc Phương” (www.ninhbinhtourism.com.vn). Ai dám cãi Miss Right này là Cúc Phương không phải ở Ninh Bình bây giờ tâm phục khẩu phục nhá!
Mấy chỗ này toàn có thể đi trên quốc lộ được không hà, nên liệt kê ra đây ý mà.
* Hà Nội.
2. Hành trình Tây – Đông Bắc:
Có nhiều lý do để mình đưa ra quyết định sẽ khởi hành đi Tây Bắc rồi vòng qua Đông Bắc, cuối cùng mới xuôi xuống Quảng Ninh và về Hà Nội, chơi ở đây ít ngày rồi vượt Trường Sơn về nhà. Thứ nhất, đây là cung đường đẹp nhất Đông Dương, hứa hẹn tốn không ít “phim” đâu. Thứ hai, ta sẽ có núi Ba Vì và một số núi nhỏ khác để thực tập trước khi leo Fan. Hơn nữa, độ cao theo hướng Hà Nội – Tây Bắc tăng dần từ từ, ta dễ thích nghi. Hành trình thế này:
Hà Nội – Sơn Tây – Đèo Khế - Nghĩa Lộ - Mù Cang Chải – Sa Pa (leo Fan) – Mường Khương – Bắc Hà – Xín Mần – Hà Giang – Bắc Mê – Bảo Lạc – Cao Bằng – Pắc Pó – Bản Giốc – Vườn quốc gia Ba Bể.
Chi tiết sau nhá! Mỏi tay quá!
(to be continued)
Thứ Ba, 10 tháng 2, 2009
Tủ thuốc phượt
1. Gạc hút nước
2. Bông
3. Dầu gió
4. Thuốc tiêu hóa + giảm đau ( dùng nếu ngộ độc do tự nấu ăn ^^)
5. Salonpas
6. Kem xoa muỗi
7. Thuốc kháng sinh
8. Oxy già
9. Thuốc chống say tàu xe
10.Thuốc chống dị ứng
11.Băng keo lụa
12.Băng cá nhân
13.Vitamin C
14.Ameflu ( thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm ho )
15.Rượu tỏi ( cái này ở nhà tự làm, uống sáng sớm và tối trước khi ngủ )
Hiện này chỉ có như vậy. Ai có nhu cầu để phòng bệnh gì nữa không?
Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2009
Đồ dùng cá nhân
1. Sách vở, giấy tờ:
- Chứng minh nhân dân
- Thẻ ATM
- Sổ ghi số điện thoại, địa chỉ cần liên hệ, số điện thoại khẩn cấp
- Sách, truyện để đọc trên đường
- Bản đồ
- Sổ tay hướng dẫn du lịch: các địa điểm, hướng dẫn, kỹ năng
- Thẻ bảo hiểm
- Đơn thuốc thường dùng
- Đồng hồ
- Điện thoại, bộ sạc, dây phone
- Máy ảnh
- Bộ sạc pin, pin
- Thẻ nhớ, usb, đĩa cứng
- 20 DVD trắng (Dung)
- La bàn
- Ống nhòm
- Kiếng mát, kiếng cận, viễn, loạn, ...
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống cảm lạnh, sốt
- Thuốc chống tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc khử trùng nước
- Bông băng thuốc đỏ, cồn, bangage
- Kem xoa dùng khi mỏi cơ, bong gân, ...
- Dầu gió
- Một số vị thuốc: gừng, ...
- Gương, lược (Dung) : mang gương, lược nhỏ xíu thôi ý
- Bàn chải, kem đánh răng
- Dầu gội đầu, sữa tắm, xà bông cục, xà bông giặt (Khả)
- Dao cạo râu, lưỡi lam
- Bông ngoáy tai (Khả)
- Giấy vệ sinh (Khả)
- Khăn tắm, khăn lau mặt
- Đồ cắt móng tay móng chân (Khả)
- Các loại quần áo từ nhỏ đến lớn, từ dài đến ngắn (có ai xung phong mang cho cả nhóm luôn không)
- Áo khoác, áo len
- Giày
- Dép nhựa: tùy thích, mang theo nặng ráng chịu
- Tất ngắn, dài
- Khăn quàng cổ
- Mũ rộng vành
- Diêm, bật lửa (Khả)
- Bao nilon lớn, mỏng: dùng để đồ dơ, hoặc có thể cho cả balo vào rồi cột lại khi đi dưới mưa
- Đèn pin
- Còi (Khả)
- Túi nilon có zip kéo: đựng sách vở, giấy tờ, thiết bị điện tử, phòng khỏi bị ướt
- Ổ cắm (Huy): loại ổ cắm nhỏ, gọn dùng để chia một lỗ cắm thành nhiều lỗ, phòng khi sạc điện thoại, pin mà không đủ chỗ cắm.
- Bút chì, viết bi
- Chai nước 500ml
- Can nước lớn (Khả)
- Ca nhựa, nhỏ (Khả)
- Dao
- Áo mưa
- Rọ mõm: ý nhầm, khẩu trang mới đúng
- Dù (Dung): che máy ảnh để còn chụp hình, phải nhỏ, gọn
- Rượu mạnh (Huy)
- Dây dù, dây thừng (Khả)
- Nến (Khả)
- Kim, chỉ (Dung)
- Xoong (Khả)
- Gia vị (Khả)
Cập nhật 11/2/2009 1:10pm
(Còn cập nhật)
Sơ lược lịch trình
Ngày 15/2, từ Quảng Nam chúng ta sẽ đạp xe liên tục đến Ninh Bình hoặc có thể đến Hạ Long rồi quay về Hà Nội (tùy tình hình thời gian, nếu gấp quá có thể tranh thủ đi xe đò đoạn Ninh Bình - Hạ Long, Hạ Long - Hà Nội). Dự kiến đoạn này đi mất 17 ngày.
14 ngày tiếp theo dành cho cung đường Tây Bắc. 14 ngày còn lại để quay về tpHCM.